ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ
Tổ chức Seminar Bộ môn Chế tạo máy lần 3 – 2024
09/09/2024

Kính mời quý thầy cô cùng các em học viên, sinh viên quan tâm đến Kỹ thuật sản xuất, Chế tạo máy, và Nghiên cứu khoa học đến tham dự Seminar Bộ môn Chế tạo máy lần 3 – 2024.

Thời gian: 09h30 ngày 26/09/2024

Địa điểm: Trực tiếp tại phòng Nghiên cứu 04

Đối tượng tham dự: Giảng viên Khoa Công nghệ Cơ khí

Link đăng ký:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSc-KS5mfq1sQQrPWc-Nbhfo5-v3929ClJLbFH0a3wBLbxeZvw/viewform?usp=sf_link

Báo cáo viên:

1/ TS. Hoàng Văn Quý

2/ HVCH. Nguyễn Duy Hoàng

3/ Nhóm sinh viên DHCT16B: Nguyễn Hữu Nhân/ 20055321, Nguyễn Minh Nhật/ 20069291/, Nguyễn Thành Luân/ 20115561/, Lê Hải Dương/ 20073461/, Đinh Như Quốc Khánh/ 20114261/.

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TỐI ƯU ĐƯỜNG DẪN DỤNG CỤ

TS. Hoàng Văn Quý
Bộ môn: Công nghệ Chế tạo máy, Khoa Công nghệ Cơ khí, ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Trong quá trình gia công cơ khí nói chung hai chỉ tiêu là chất lượng bề mặt chi tiết máy, và thời gian gia công là hai yếu tố rất quan trọng, phản ánh trực tiếp chất lượng và thời gian chế tạo ra sản phẩm. Hai yếu tố này thường có sự đối ngược nhau, muốn đảm bảo chất lượng bề mặt thì thời gian gia công thường kéo dài và ngược lại. Hiện nay, cũng có rất nhiều các nghiên cứu để nâng cao chất lượng bề mặt hoặc giảm thời gian gia công. Các nghiên cứu về tối ưu đường dẫn dụng cụ hầu hết là đảm bảo được chất lượng bề mặt ở giới hạn cho phép sao cho tổng chiều dài đường dẫn ngắn nhất có thể. Rất nhiều các kiểu đường dẫn dụng cụ đã được giới thiệu và trở nên phổ biến như kiểu zigzag, helical, spiral, one way next, one way same… và được áp dụng trong nhiều hệ thống CAD/CAM thương mại với các tên gọi có thể khác nhau. Một trong những bài toán khá hay là tối ưu hóa đường dẫn dụng cụ khi gia công bằng khoan hoặc cắt laser với số lượng lỗ hoặc biên dạng lớn trên các phôi có kích thước lớn. Đường dẫn dụng cụ khi khoan hoặc cắt laser thường khá đơn giản về mặt hình học nhưng lại rất phức tạp về mặt tối ưu bởi khi số lượng các đối tượng gia công lớn, vùng phân bố đối tượng lớn thì có rất nhiều đáp án khác nhau. Điều này dẫn tới một khối lượng tính toán vô cùng lớn để tìm ra các đáp án đường dẫn dụng cụ tối ưu với các đối tượng này. Để thỏa mãn được điều này hoặc phải cần thời gian tìm kiếm rất lớn hoặc cần tài nguyên phần cứng lớn mới có thể tính toán để tìm ra đáp án của bài toán. Trong khuôn khổ nội dung thảo luận này tác giả xin giới thiệu một hướng nghiên cứu dựa trên thuật toán di truyền để tối ưu các đường dẫn dụng cụ khi gia công các chi tiết có số lượng đối tượng gia công lớn bằng phương pháp khoan hoặc cắt laser trên máy CNC. Phương pháp này đặc biệt phù hợp khi tìm kiếm trong không gian lời giải cực kỳ lớn. Kết quả bài toán thường là tìm được đường dẫn rút ngắn hơn so với phương pháp truyền thống được áp dụng trên các phần mềm CAD/CAM thương mại. Ngoài ra phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các dạng bài toán tối ưu khác về đường dẫn dụng cụ hoặc các bài toán tối ưu khác trong cơ khí.

Từ khóa: Đường dẫn dụng cụ; Tối ưu đường dẫn dụng cụ; Thuật toán di truyền; CNC, CAD/CAM.

SYNTHESIS OF CARBON DOTS FROM RICE STRAW FOR WATER TREATMENT APPLICATIONS

Duy-Hoang Nguyen1, Son Van Nguyen2, Trieu Khoa Nguyen1[0000-0003-2922-1512]*

Abstract: As a form of nanomaterial, Carbon Dots (CDs) attracted the attention of researchers, due to their diverse raw material sources, low cost, ease of preparation, and numerous applications in optics, biomedicine, and energy. Our research article was focused on the production of CDs derived from rice straw. First, a bottom-up approach was utilized to synthesize Carbon Dots. A Teflon-covered hydrothermal reactor was filled with 0.2 g of rice straw washed with 99.5% alcohol and 15 ml of deionized water. After undergoing hydrothermal processes for 12 hours at 220 °C, the mixture was centrifuged at 5000 rpm in 30 min and filtered using a 0.22µm Syringe Filter. As the next steps, UVA lamps, SEM, and FTIR were used as the main analysis techniques for CDs aqueous solution as well as dried CDs. Under UV light, the color of the CDs aqueous solution changed from yellow-brown to green, indicating that CDs had formed. Subsequent SEM images showed that the average particle size of the CDs was 20 nm. Besides, FTIR analysis illustrated functional groups such as O-H, C-H, C=O, N-H, C-OH, and C-O of CDs. Thus, the analytical results showed that the synthesized CDs had suitable properties for wastewater filtration applications.

Keywords. Rice Straw, Carbon Dots (CDs), Ultraviolet A (UVA), Scanning Electron Microscope (SEM), Fourier-transform Infrared Spectroscopy (FTIR), Wastewater Filtration.

Giới thiệu kỹ thuật tạo hình nhiệt cho sản phẩm nhựa mỏng

Nguyễn Hữu Nhân/ 20055321, Nguyễn Minh Nhật/ 20069291/, Nguyễn Thành Luân/ 20115561/,
Lê Hải Dương/ 20073461/, Đinh Như Quốc Khánh/ 20114261/

Tóm tắt: Tạo hình nhiệt (thermoforming) là một quy trình sản xuất trong đó một tấm nhựa được nung nóng đến nhiệt độ tạo hình mềm dẻo, được tạo hình theo một hình dạng cụ thể trong khuôn và được cắt tỉa để tạo ra một sản phẩm có thể sử dụng được. Đây là một kỹ thuật sản xuất nhựa được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như hàng không vũ trụ, y học và nhiều nhất là lĩnh vực thực phẩm và đóng gói. Kỹ thuật rẻ tiền này có thể được sử dụng để sản xuất mọi thứ, từ các bộ phận của máy giặt đến bao bì thực phẩm.

Từ khóa. Tạo hình nhiệt (thermoforming), khuôn, màng nhựa, đóng gói, bao bì thực phẩm.

Đơn vị liên kết